Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Định nghĩa Tỷ lệ vàng và sự xuất hiện của nó trong đời sống

Ít nhiều trong chúng ta cũng đã từng nghe 3 chữ "tỷ lệ vàng". Khái niệm tỷ lệ vàng xuất hiện ở khắp nơi, từ điêu khắc cho đến kiến trúc, xây dựng, âm nhạc cho đến cấu tạo của vật thể. Vậy nó là gì ? Đến từ đâu ? Và tại sao nó lại trở thành chuẩn mực của mọi thứ đến như vậy ?

Như chúng ta đã biết, tỷ lệ kích thước là tỷ số của hai kích thước hình học (ngoài tỷ lệ về kích thước còn có các tỷ lệ khác như tỷ lệ màu sắc, ánh sáng...). Một tòa nhà đẹp, một sản phẩm nội thất cân đối hài hòa hay 1 tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo không thể không nhắc đến 2 chữ tỷ lệ như là thứ cốt yếu để quyết định cái đẹp. Muốn được như vậy, bản thân người thiết kế phải thật sự hiểu rõ và vận dụng một cách khôn khéo để đạt được thứ mình mong muốn.

Lịch sử của tỷ lệ vàng

Không ai biết chính xác nó xuất hiện từ khi nào. Các nhà khảo cổ đã tìm ra được các bút tích về tỷ lệ vàng trong kim tự tháp Ai Cập cổ, chứng tỏ rằng nó đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm. Nhiều người thì tin rằng Vitruvius, 1 người La Mã sống cách đây gần 2100 năm đã phát minh ra tỉ lệ vàng. Kiến trúc sư Phidias (sống tại thế kỷ thứ 5 Trước Công nguyên) - cha đẻ của những công trình huyền thoại lọt vào top kỳ quan nhân loại như đền Parthenon cũng là người nằm lòng về tỷ lệ vàng và đã áp dụng nó thành công để tạo ra những công trình hoàn hảo.

Nhà toán học lỗi lạc Euclide cũng đã nói về tỷ lệ vàng trong hình học như sau :




Số x được gọi là tỉ lệ vàng và điểm I đó là điểm vàng của đoạn AB.




Sau này, nhà toán học Ý Fibonacci nổi tiếng với dãy số mang tên mình cũng đã được phát hiện có liên quan đến tỷ lệ vàng. Đến thế kỷ 20, nhà toán học Mark Barr quyết định vinh danh Phidias bằng cách đặt tên biểu tượng Φ là Phi để nói về tỷ lệ vàng.

Định nghĩa tỷ lệ vàng

Hai đại lượng được gọi là có "tỷ lệ vàng" nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. Tỷ lệ vàng thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp.


Tỷ lệ vàng trong cuộc sống

Không hẹn mà gặp, có rất nhiều thứ trong cuộc sống của chúng ta, từ thiên nhiên cho đến con người, từ nghệ thuật đến phi nghệ thuật, từ Âu sang Á đều có những điểm chung mà không ai có thể giải thích cho được. Đó là tỷ lệ vàng. Xem xem là những cái gì tuân theo tỷ lệ vàng nhé

- Con người

Con người cũng phải có tỷ lệ vàng ư ? Đúng vậy. Nếu muốn gọi là 1 người đẹp thì vẫn phải tuân theo những tỷ lệ nhất định để có sự cân đối hài hòa giữa các bộ phận trên cơ thể, từ đó hình thành nét đẹp.

- Chiều cao / đỉnh đầu đến đầu ngón tay = \varphi

- Đỉnh đầu tới đầu ngón tay / đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) = \varphi

- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / đỉnh đầu tới ngực = \varphi

- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều rộng đôi vai = \varphi

- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều dài cẳng tay = \varphi

- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều dài xương ống quyển = \varphi

- Đỉnh đầu tới ngực / đỉnh đầu tới gốc sọ = \varphi

- Đỉnh đầu tới ngực / chiều rộng của bụng = \varphi

- Chiều dài của cẳng tay / chiều dài bàn tay = \varphi

- Vai đến các đầu ngón tay / khuỷu tay đến các đầu ngón tay = \varphi

- Hông đến mặt đất / đầu gối đến mặt đất = \varphi

Có 1 công thức như sau :

- Gọi độ dài từ rốn lên đến đỉnh đầu là x, độ dài từ rốn xuống đến chân là y. Độ dài một dang tay gọi là a. Nếu x/y = a/(x+y) = 1,618 = Ф thì xin chúc mừng, bạn đủ chuẩn của siêu mẫu rồi đấy.

- Kiến trúc, hội họa :

Rất nhiều danh tác đã áp dụng tỷ lệ vàng để trở nên bất hủ. Nhìn bằng mắt thường là đã thấy rất đẹp, nhưng khi đào sâu nghiên cứu theo toán học, theo tỷ lệ vàng, chúng ta mới thấy thán phục những KTS, những danh họa rằng họ đã tạo ra cái chuẩn mực từ trong cái chuẩn mực .

Tam đại kim tự tháp Ai Cập, đền Parthenon hay những bức họa của Leonardo Da Vinci đều trùng khớp hoặc sai lệch rất rất ít so với tỷ lệ vàng



Ở Việt Nam cũng có những tác phẩm mà nếu "mổ xẻ" theo tỷ lệ vàng thì chúng tuân theo 1 cách hoàn hảo.


Tháp Rùa do 1 người là bá hộ Kim xây vào năm 1886 để chôn cất cha mình và trở thành biểu tượng của Hà Nội cho đến bây giờ. Phân tích cho thấy nó được xây theo tỷ lệ của hình sao 5 cánh, mà sao 5 cánh thì đã là tỷ lệ vàng rồi.


Đường xoắn ốc Fibonacci theo tỷ lệ vàng được phân tích trong bức họa "thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

- Lĩnh vực khác


Ngay cả dãy ngân hà cũng có xoắn ốc đấy nhé 





Vỏ ốc anh vũ - hóa thạch sống của Trái đất cũng vậy




Apple cũng không nằm ngoài chuyện đấy. Việc tuân thủ tỷ lệ vàng 1 cách chặt chẽ đã cho ra đời những sản phẩm đẹp không tỳ vết, trở thành xu hướng thiết kế hàng đầu mà các hãng công nghệ khách phải học tập theo.


Tổng hợp từ internet
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét